Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Đang xem: Trẻ mấy tuổi thì thay răng sữa

1. Tuổi mọc răng sữa ở trẻ là bao nhiêu? Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nói, thẩm mỹ của khuôn mặt và tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Răng vĩnh viễn mọc lên và phát triển ở bên dưới chiếc răng sữa. Nếu răng sữa bị sâu thì việc này cũng gây hại cho răng vĩnh viễn bên dưới. Vì vậy cần chữa trị kịp thời tình trạng sâu răng của răng sữa.

Trung bình, tuổi mọc răng sữa của bé như sau:

Từ 6 – 7 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới; Từ 8 – 9 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa trên. Vào lúc trẻ được 3-4 tuổi hầu hết sẽ có 20 chiếc răng sữa. Phần lớn trẻ bắt đầu có răng sữa lung lay ở độ tuổi 5 – 6 tuổi, cũng có một số trẻ có răng sữa lung lay bắt đầu ở độ tuổi sớm hơn lúc 4 tuổi hoặc muộn hơn lúc 7-8 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ có răng sữa bị lung lay và rụng quá sớm thì cần đưa đi khám nha sĩ.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Bố Trí Máy Lạnh Trong Phòng Ngủ, Hướng Dẫn Cách Lắp Máy Lạnh Trong Phòng Ngủ

*
*

Một số trường hợp đặc biệt như răng sữa không tự rụng đi nhưng răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí.

Trường hợp răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên dẫn đến lệch lạc, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí.

Xem thêm: Lựa Chọn Máy Nước Nóng Lạnh Alaska R80C, Mua Máy Nước Nóng Lạnh Alaska Giá Tốt, Trả Góp 0%

4. Chăm sóc trẻ thay răng như thế nào? Chính vì răng có vai trò hết sức quan trọng nên các bậc phụ huynh cần chăm sóc và bảo vệ răng cho trẻ, tốt nhất là bằng các biện pháp dự phòng như:

Trẻ dưới 3 tuổi thì chỉ dùng bàn chải đánh răng cho trẻ bằng nước sạch mà không dùng kem đánh răng vì trẻ dễ nuốt kem đánh răng gây nhiễm fluor, làm ố men răng; Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể tập tự đánh răng bằng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em với lượng kem rất ít để tránh tình trạng nuốt kem; Hướng dẫn trẻ lớn cách đánh răng đúng cách: Đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng có chứa fluor; nên đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày; nên đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống và ngược lại; Nên đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra và điều trị sớm sâu răng, các bệnh răng miệng cũng như làm vệ sinh răng (lấy cao răng); Hãy luôn theo dõi sát sao trong quá trình thay răng ở trẻ và tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai vì dễ dẫn đến sâu răng; Những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn,vì vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả; Trong giai đoạn này, một số trẻ duy trì những thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, chống cằm… Những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới, vì vậy cần khuyên trẻ không nên làm các hành động này. Giai đoạn mọc răng sữa và thay răng ở trẻ là giai đoạn cha mẹ cần hết sức chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ, bởi nó có thể ảnh hưởng tới chất lượng hàm răng vĩnh viễn sau này khi bé trưởng thành.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *