Con bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ sẽ luẩn quẩn mãi trong những “mớ” câu hỏi, ăn gì, ăn thế nào, ăn ra sao cho tốt. Chuyện trẻ mấy tháng ăn được sữa chua cũng không ngoại lệ. Câu trả lời thực ra rất đơn giản, mẹ có thể “thuộc lòng” ngay khi đọc bài viết dưới đây.

Đang xem: Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua: mẹ cần lưu ý điều gì?

Không phải tự nhiên mà sữa chua được “liệt” vào danh sách những thực phẩm cần mua ngay trong giai đoạn bé mới ăn dặm. Mẹ có biết trong 100g sữa chua (loại có đường) chứa khoảng:

100kcal (bằng khoảng 1/2 bát cơm hay 2 trái chuối xanh)15,4g chất đường3,1g chất đạm3g chất béoCanxi và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn thêm DHA.

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?

Sau khi sinh cho tới khi 6 tháng tuổi, trẻ hoàn toàn bú sữa mẹ (hoặc sữa công thức) nên không cần ăn thêm sữa chua. Khi chưa vào vào thời điểm ăn dặm, đường ruột của bé cũng chưa hoàn thiện và khó tiêu hóa được bất kỳ thực phẩm bào ngoài sữa. 

Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Thời điểm tốt nhất để bé làm quen với sữa chua là từ 6 tháng tuổi

Với những bé đòi ăn sớm, từ 4 tháng tuổi mẹ có thể cho bé làm quen với sữa chua nhưng bắt buộc sữa đó phải được làm từ sữa bột công thức dành cho trẻ dưới 6 tháng. Các loại sữa chua ngoài thị trường làm từ các loại sữa bột nguyên kem, sữa tươi… thì trẻ từ 6 tháng trở lên mới ăn được.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất, trẻ từ 7-8 tháng mới nên ăn sữa chua. Thời điểm này, đường ruột trẻ đang dần hoàn thiện và trẻ cũng đã làm quen với một số thực phẩm như rau củ, quả, bột, cháo. Do đó, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để kích thích hệ tiêu hóa và giúp con nhanh tiêu hóa hơn.

Tùy theo độ tuổi mà lượng sữa chua cung cấp cho cơ thể khác nhau:

6-10 tháng tuổi: 50g/ngày1-2 tuổi: 80g/ngàyTrên 2 tuổi: 100g/ngày

Cho bé ăn sữa chua đúng cách

Mới làm quen với bất kỳ thực phẩm nào cũng vậy, không riêng sữa chua, mẹ nên cho bé ăn vừa phải. Trẻ 6 tháng tuổi nên sữa chua không đường khoảng 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 50g.

Tại sao lại hạn chế ăn sữa chua có đường? Vì lượng đường trong sữa chua sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, việc cho trẻ ăn sữa chua thường xuyên có thể ảnh hưởng tới dạ dày của con. Bé có thể bị lạnh bụng, đi ngoài, đau dạ dày…

Nên cho bé ăn sữa chua sau khi bé ăn khoảng 1-2 tiếng để giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn và không làm đau dạ dày. Hoặc mẹ cũng có thể cho trẻ ăn trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để trẻ êm bụng, dễ ngủ.

Nếu không tin tưởng các sản phẩm sữa chua ngoài thị trường, mẹ có thể tự làm sữa chua từ sữa mẹ hoặc sữa chua từ sữa bò sạch, như vậy sẽ tốt cho bé và dễ hấp thu hơn.

Bé mấy tháng ăn được sữa chua? Lưu ý cần nhớ

Tuyệt đối không cho trẻ ăn sữa chua khi đói, không cho ăn chung với những món ăn nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, chất béo… vì nó dễ khiến bé bị táo bón, rồi loạn tiêu hóa, đau dạ dày.

Sau khi ăn sữa chua, mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé bởi lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe của bé nhưng lại không tốt cho răng miệng.

Tự làm sữa chua cho bé là cách tốt nhất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Không cho bé ăn sữa chua quá lạnh, mẹ nên bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi bé ăn.

Xem thêm: Sửa Máy Tính Đường Lê Văn Khương Quận 12 Tận Nơi Giá Rẻ ” Uy Tín “

Không nên dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua, sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động và mất đi các chất dinh dưỡng.

Không dùng chung với các loại thuốc, đặc biêt là thuốc kháng sinh và các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh vì có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

Cách làm sữa chua cho bé bằng sữa mẹ

Nguyên liệu

2-3 túi sữa mẹ có dung tích khoảng 250ml2 hộp sữa chua không đường làm men1/3 lon sữa đặc10 lọ thủy tinhMáy làm sữa chua hoặc nồi cơm điện

Thực hiện

Hòa sữa đặc với khoảng 1 lon nước nóng (đong bằng hộp sữa ông Thọ). Sau đó cho sữa mẹ vào trong khuấy đều.

Để hỗn hợp hơi ấm, có thể cho sữa chua không đường vào. Nên đánh sữa chua cho thật mịn qua rây. Lưu ý, không nên cho sữa chua vào khi nước nóng vì sẽ làm hỏng men sữa chua, tạo kết tủa.

Cho tất cả hỗn hợp đã làm vào trong lọ thủy tinh, dùng xoong nước ấm để ủ (nếu không có máy làm sữa chua).

Có thể dùng vải hoặc thùng xốp cho nồi ủ sữa chua để giữ nhiệt độ, và chú ý thay nước nếu nước không còn ấm hoặc là dùng máy làm sữa chua, đổ nước và cắm điện khoảng 7 đến 8 tiếng là được.

Cho bé ăn váng sữa: Những điều mẹ nên biếtTrong váng sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của bé. Nhưng khi nào cho trẻ ăn váng sữa, ăn như thế nào không phải bà mẹ nào cũng biết.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Vệ Sinh Máy Lạnh Samsung Wind, Vệ Sinh Máy Lạnh Samsung

Đọc xong bài viết, mẹ thấy câu trả lời cho vấn đề bé mấy tháng ăn được sữa chua đơn giản phải không? Trẻ mới ăn dặm, mẹ cứ cho tập làm quen dần thôi nhé!

Anh Minh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Bằng cấp: Thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 12: Năm

Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Kim Dung hiện đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, là người yêu thích học hỏi, luôn muốn nâng cao kiến thức y khoa. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp Y đa khoa chính quy 2012, bác sĩ tiếp tục học Định hướng chuyên khoa Sản phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ. Không dừng lại ở đó, bác sĩ tiếp tục tham dự các lớp học:

Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm sản phụ khoa (Y khoa Phạm Ngọc Thạch)Phẫu thuật nội soi sản phụ khoa (Bệnh viện Từ Dũ)Bệnh lý sàn chậu (Bệnh viện Từ Dũ)

Hiện nay, bác sĩ Huỳnh Kim Dung đã tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh (khóa 2017-2019). Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Kim Dung là tham vấn y khoa cho maylanhchinhgoc.com các bài viết về chuyên đề sản phụ khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *