Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý báu đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều mẹ sau sinh có lượng sữa dồi dào sẽ lưu trữ sữa để phòng khi thiếu sữa, khi đi làm,.. con vẫn có đủ sữa mẹ.Tuy nhiên sữa mẹ vắt ra để được bao lâu và nên bảo quản như thế nào vẫn là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc.

Đang xem: Sữa mẹ để được mấy tiếng

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

*

Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thành phần trong sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, gồm:chất béo, chất đạm, chất bột đường, kháng thể, vitamin, khoáng chất, men và hormone. Các chất này đều là các chất trẻ dễ hấp thu song cũng đồng thời dễ bị biến chất, lên men hay vi khuẩn xâm nhập khi ở môi trường bên ngoài.

Theo nghiên cứu của WHO, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc ( UNICEF) và Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, sữa mẹ sau khi hút ra sẽ có thời gian sử dụng như sau:

Từ 6 đến 8 giờ trong điều kiện nhiệt độ từ 25 đến 35 độ CTừ 3 đến 5 ngày trong điều kiện ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ 4 độ C3 tháng trong điều kiện ngăn đá tủ lạnh thông thường6 tháng trong điều kiện tủ đông lạnh riêng biệt nhiệt độ âm 18 độ C

Tùy vào điều kiện bảo quản, chị em nên căn cứ vào thời gian tiêu chuẩn bên trên để sử dụng sữa cho con không bị quá hạn dẫn đến biến chất.

Hướng dẫn vắt sữa mẹ và bảo quản đúng cách

*

Vắt sữa và bảo quản trong tủ lạnh là cách nhiều chị em sử dụng để lưu trữ sữa cho con

Với chị em có lượng sữa dồi dào và con không dùng hết thì vắt sữa mẹ và bảo quản là biện pháp hiệu quả nhất để dự trữ sữa cho con trong thời gian thiếu sữa hoặc phòng khi con đói mẹ không có nhà. Để sữa sau khi bảo quản không bị biến chất, chị em nên lưu ý các vắt sữa và bảo quản dưới đây:

Vắt sữa mẹ để lưu trữ

Về dụng cụ lưu trữ sữa, chị em nên sử dụng các túi trữ sữa chuyên dụng hoặc các chai thủy tinh, nhựa không chứa BPA. Lưu ý, nếu bảo quản ngăn đông chị em không nên dùng thủy tinh hoặc nhựa do nhiệt độ đông có thể làm vỡ các loại vật liệu này.

Về cách vắt sữa, chị em cần ghi nhớ:

Dụng cụ đựng sữa, hút sữa, tay và bầu vú mẹ đều phải được vệ sinh trước khi tiến hành vắt sữaKhi vắt sữa nên vắt theo lượng con bú trong mỗi đợt, chia nhỏ phù hợp vào túi, chai trữ sữa để không bị lãng phí sữa.Sữa mẹ sau khi vắt cần được làm lạnh ngayLượng sữa con uống dư không nên trữ lạiSữa trữ đông và sữa vừa vắt không được hòa chung với nhau, và đặc biệt không dùng cho con khi đã trộn 2 mẫu sữa này.Chị em nên xem xét sức khỏe và tình trạng sinh sữa của mình để lượng sữa vắt ra phù hợp với lượng sữa còn lại để cho con bú trong ngày. Việc cố ép vắt sữa sẽ khiến mẹ bị thiếu sữa, mất sữa. 

Cách vệ sinh dụng cụ hút sữa và đựng sữa đúng chuẩn

*

Vệ sinh dụng cụ hút sữa đúng cách giúp hạn chế nhiễm khuẩn khi vắt sữa mẹ

Trước và sau mỗi lần hút sữa mẹ đều cần phải vệ sinh dụng cụ hút sữa và dụng cụ đựng sữa đúng chuẩn.

– Vệ sinh sạch bằng miếng cọ rửa và chổi chuyên dụng 

– Rửa xối dụng cụ dưới dòng nước lạnh, sau đó rửa kỹ lại các bộ phận kẽ, đáy dụng cụ

– Để dụng cụ khô ráo tự nhiên

– Trước khi sử dụng lại, các dụng cụ cần được tiệt trùng bằng nước sôi

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Chị em nên vắt sữa thành các bình nhỏ, túi nhỏ trong mỗi lần để dự trữ dùng dần. Bên cạnh đó để tiện theo dõi và quản lý, chị em nên ghi ngày vắt sữa, thể tích sữa và đánh số thứ tự sử dụng. Đặc biệt với gia đình có người thân, người giúp việc chăm con. chị em cũng nên ghi hướng dẫn rã đông sữa để tránh sữa bị biến chất trong quá trình rã đông.

Bảo quản sữa mẹ cần chú ý đến nhiệt độ, tùy mức nhiệt độ sữa mẹ sẽ bảo quản trong những khoảng thời gian khác nhau (xem bên trên), chính vì vậy cần chú ý để đảm bảo sữa vẫn trong hạn sử dụng.

Rã đông sữa và sử dụng đúng cách

*

Sữa mẹ sau khi vắt có thể sử dụng trong vòng 4 – 6 giờ

Sử dụng sữa mẹ trong vài giờ từ khi vắt

Nếu sữa mẹ được hút ra cho bé sử dụng trong vài giờ thì không cần bảo quản trong tủ lạnh. Chị em cần lưu ý trữ sữa trong chai sạch, tránh các sinh vật như ruồi tiếp xúc với chai sữa.

Xem thêm: Cách Sử Dụng Máy Nước Nóng Lạnh, Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Nước Nóng Panasonic

Khi để sữa trong chai, sữa sẽ xuất hiện tình trạng tách lớp, vì vậy trước khi cho bé sử dụng nên lắc nhẹ để sữa được đồng đều. Lượng sữa dư trong bình sau khi bé ti cần bỏ đi, không sử dụng lại vì dễ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn.

Rã đông sữa mẹ đúng cách

Sữa mẹ được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, chị em chỉ cần để ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm nước ấm để hết lạnh, sau đó bé có thể sử dụng.

Sữa mẹ được trữ xuống ngăn đá cần hạ nhiệt từ từ bằng cách đưa xuống ngăn lạnh để rã đông, sữa về thể lỏng mới bỏ ra ngoài giảm lạnh, sau đó hâm nóng ở 40 độ C. Chị em có thể sử dụng máy hâm nóng sữa hoặc ngâm sữa trong nước ấm để giảm lạnh.

Chị em tuyệt đối lưu ý không thay đổi đột ngột nhiệt độ của sữa khi được bảo quản vì sẽ làm sữa biến chất. không sử dụng lò vi sóng rã đông vì các chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa sẽ bị phá hủy. Bên cạnh đó quá hạn sử dụng mà trẻ vẫn chưa dùng hết mẹ không được cho bé sử dụng vì dễ khiến trẻ mắc các bệnh đường ruột.

*

Sữa được bảo quản trong ngăn mát cần rã đông bằng nước ấm hoặc rã đông tại nhiệt độ phòng

Sữa mẹ trữ đông đổi màu thì có được dùng không?

Nhiều chị em thắc mắc sữa đông được lưu trữ xuất hiện tình trạng đổi màu so với sữa mẹ vừa được hút ra. Thông thường màu sữa mẹ có thể nâu nhẹ, hơi xanh, hơi vàng hoặc tạo các lớp váng như sữa chua, thậm chí có mùi hơi giống xà phòng do các chất béo bị phân tán, tuy nhiên nếu chị em bảo quản sữa hoàn toàn đúng các và sữa vẫn trong thời gian sử dụng thì hoàn toàn yên tâm cho con dùng. Nếu sữa xuất hiện mùi quá chua, hôi, váng sữa không tan thì cần bỏ vì sữa đã nhiễm khuẩn.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai

Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi do cơ thể không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết để nuôi mẹ và bé.

Xem thêm: Các Loại Sữa Bầu Dielac Mama Gold Có Tốt Không: Dễ Uống & Giá Rẻ Nhất!

Nguyên nhân không có phôi thai

Hiện tượng không có phôi thai là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không thể phát triển thành phôi thai. Vậy nguyên nhân không có phôi thai là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nên ăn gì vào buổi sáng để tốt cho dạ dày và giúp cả ngày tràn đầy năng lượng

Bạn không thể xem nhẹ tầm quan trọng của bữa sáng vì đây là thời điểm cần cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài. Vậy nên ăn gì vào buổi sáng để tốt cho dạ dày và khởi động ngày mới?

BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚCBỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC

286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà NộiCấp cứu (24/24): 0243 728 0888 Xem bản đồ tại đâyGiờ làm việc:6h:30 đến 17:00 từ Thứ 2 – Chủ nhậtPhòng khám Nội – đa khoa từ 6:30 – 17:00Phòng khám Nhi từ 8:00 đến 17:00Cấp cứu: 24/24Khoa Phụ Sản từ 7:00 – 19:00. Trực sinh: 24/24Khám Ung bướu: 8:00 – 17:00Khám Tai Mũi Họng: 8:00 – 20:00Khám Răng hàm mặt: 8:00 – 17:00

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *