Từ một vết khâu tầng sinh môn sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề mà không phải chị em nào cũng nắm rõ. Trong đó, chị em rất lưu tâm về vấn đề vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin quan trọng giúp chị em có thể giải tỏa được nỗi lo của mình.

Đang xem: May tầng sinh môn bao lâu lành

Tìm hiểu đôi nét về tầng sinh môn của nữ

Tầng sinh môn là bộ phận gồm các cân cơ, dây chằng bịtphía dưới khung chậu, có chức năng bảo vệ và nâng đỡ các cơ quan nằm trong vùng chậu như tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang. Ngoài ra, bộ phận này còn đóng vai trò lớn trong quá trình “giao hợp”, tiếp nhận tinh trùng từ “đối tác” và nuôi dưỡng thai nhi. Tầng sinh môn nằm giữa bộ phận sinh dục và hậu môn có chiều dài dao động từ 3 đến 5cm.

*

Tìm hiểu về cấu tạo của tầng sinh môn

Tầng sinh môn có cấu tạo gồm 3 tầng như: tầng sâu, tầng giữa, tầng nông. Ở mỗi tầng sẽ có cơ và được bao bởi một lớp gân riêng.

Tầng sâu: Phần này gồm có cơ nâng hậu môn và cơ ngồi cụt được bao bởi 2 lá cân.

Tầng giữ: Phần này gồm cơ ngang sau và cơ thắt niệu đạo, cả hai cơ này đều nằm ở tầng sinh môn trước và bao bọc bởi 2 lá cân của tầng sinh môn giữa.

Tầng nông: Phần này gồm tận 5 cơ như cơ ngang nông, cơ hành hang, cơ ngồi hang, cơ khít âm môn và cơ thắt hậu môn. Trong đó, cơ thắt hậu môn lại nằm ở tầng sinh môn sau và 4 cơ còn lại nằm ở tầng sinh môn trước.

Vì sao phải rạch tầng sinh môn?

Khi sinh thường, bộ phận sinh dục nữ sẽ tự động giản nỡ rộng để tạo điều kiện cho thai nhi chui lọt ra ngoài. Thế nhưng, việc giãn nở cũng có giới hạn, đặc biệt là các trường hợp thai nhi đầu quá to, trọng lượng khá lớn, phụ nữ có độ linh hoạt tầng sinh môn kém, co bóp tử cung không đủ mạnh làm quá trình sinh nở gặp khó khăn. Để xử lý tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường trên tầng sinh môn để giúp thai nhi ra đời bị an vô sự và tránh tình trạng thai phụ đuối sức trong lúc rặn. Sau sinh, bác sĩ sẽ khâu lại vết rách bằng chỉ tự tiêu vô trùng.

Đây là thủ thuật đơn giản, nhanh chóng an toàn (dùng chỉ tự tiêu không cần cắt chỉ) nhẹ nhàng, không đau đớn vì thai phụ sẽ được gây tê khi thực hiện.

Thời gian thực hiện khâu tầng sinh môn không kéo dài quá 20 phút, tuy nhiên thời gian nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào độ sâu và rộng của vết rạch, song song đó là tay nghề của bác sĩ phụ trách.

Lời giải cho vấn đề vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Theo bác sĩ cho biết sau khi rạch tầng sinh môn, chị em cần chú ý chăm sóc vết khâu cẩn thận và đúng cách, không để xảy ra viêm nhiễm thì sau khoảng 2 – 3 tuần vết khâu tầng sinh môn sẽ tự lành. Và sau một tháng chăm sóc tốt thì vết khâu ở tầng sinh môn sẽ phục hồi và ổn định lại như bình thường.

Tuy nhiên trong một số trường hợp thấy xuất hiện tình trạng bất thường như vết khâu tầng sinh môn ngứa ngáy dữ dội, bị lòi chỉ ra ngoài kèm chảy nước, chảy mủ vết khâu và đau tầng sinh môn. Chị em nên lập tức quay lại gặp bác sĩ để kiểm tra xem vết khâu tầng sinh môn của mình có vấn đề gì không. Những dấu hiệu bất thường có thể đang cảnh báo việc nhiễm trùng hoặc đường chỉ khâu quá chặt. Đặc biệt, chị em không được dùng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định từ bác sĩ để tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

*

Ngoài thắc mắc vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Thì chị em cũng quan tâm đến vấn đề bao lâu thì chỉ khâu tầng sinh môn sẽ tự tiêu? Sau khi thực hiện khâu tầng sinh môn bằng chỉ tự tiêu, tức nhiên chị em sẽ không cần lo về việc cắt chỉ vì khoảng 10 ngày sau chỉ sẽ tự tiêu biến. Thế nhưng, chị em phải biết rằng có một số loại chỉ có thời gian tự tiêu khá lâu khoảng từ 20 đến 60 ngày có khi đến 90 ngày, nhưng chúng có thể đảm bảo vết khâu tầng sinh môn chắc chắn hơn và không gây hiện tượng bung chỉ.

*

Điều cần lưu tâm khi chăm sóc tầng sinh môn

→Chị em phải uống thuốc đúng theo toa và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Cục Nóng Máy Lạnh Tiếng Anh Là Gì, Học Tiếng Anh Chuyên Ngành

→Chị em nên chọn cho mình những chiếc quần lót với chất liệu thoáng mát, hút mồ hôi hoặc chọn quần lót dùng một lần để tránh cọ xát vào vết khâu tầng sinh môn chưa lành.

→Chị em cần bổ sung vào thực đơn các loại trái cây và chất xơ cần thiết, uống nhiều nước để ngăn táo bón (lúc rặn dễ gây bung chỉ vết khâu)

→Thời gian đầu sau khi khâu tầng sinh môn, sinh hoạt và di chuyển sẽ khó khăn. Chị em nên vận động nhẹ nhàng để giúp vết khâu lưu thông máu giúp mau lành hơn.

→Chị em nên kiểm tra vết khâu thường xuyên xem có dấu hiệu đỏ, chảy sản dịch, sản dịch có mùi hôi khó chịu hay không? Nếu chảy sản dịch có mùi hôi tức là vết khâu đã bị nhiễm trùng, cần đến gặp bác sĩ để xử lý ngay.

→Chị em nên kiêng quan hệ vợ chồng 1 tháng để vết khâu tầng sinh môn lành hẳn. Nếu chị em không làm thế dễ gây đứt chỉ và nhiễm trùng vết thương do cọ xát lúc quan hệ.

Tóm lại, khi chị em thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường nên đến ngay trung tâm uy tín để kiểm tra tránh việc tự ý chữa ở nhà.

Chăm sóc tầng sinh môn đúng cách để vết khâu mau lành

Khi chị em thực hiện chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cẩn thận và đúng cách thì sẽ mau lành chỉ sau 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, nếu chị em lơ là việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không những vết thương không lành mà còn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm quan trọng, thậm chí ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản. Do đó, chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đóng vai trò quyết định cho vấn đề vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành.

*

Dưới đây là những điều chị em cần nên nắm được để quá trình chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không xảy ra vấn đề và bảo đảm tốt về sức khỏe:

•Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách: Vết khâu tầng sinh môn không lớn nhưng vị trí nằm luôn ẩm ướt nên việc vệ sinh khô ráo sạch sẽ là điều hết sức quan trọng. Chị em nên dùng nước ấm rửa nhẹ nhàng khoảng 3 lần một ngày và lâu khô lại cũng cần nhẹ nhàng.

•Không để vết khâu bị chà xát: Chị em nên tránh để băng vệ sinh chà vào vết khâu và nhớ thay băng vệ sinh thường xuyên trong khoảng 4 tiếng 1 ngày.

•Nhớ vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh: Dù là hình thức đại tiện, trung tiện hay tiểu tiện thì chị em nên chú ý dùng khăn sạch mềm đặt nhẹ lên vết khâu tầng sinh môn để tránh bị buốt hoặc sót.

•Luyện tập phần đáy chậu: Chị em nên thực hiện các bài tập cho đáy khung chậu giúp tăng cường máu xuống vùng vết khâu tầng sinh môn, từ đó kích thích tái tạo niêm mạc mới tăng tốc độ hồi phục nhanh chóng.

Muốn biết chắc chắn vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lànhthì phụ thuộc rất nhiều vào tự chăm việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn tại nhà. Chính vì vậy, chị em ngay từ bây giờ cần lưu tâm những điều chúng tôi đề cập và thực hiện đúng cách.

Xem thêm: Cách Làm Sữa Bí Đỏ Để Được Mấy Ngày, Cách Làm Sữa Bí Đỏ Tại Nhà Thơm Ngon, Bổ Dưỡng

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp chị em giải đáp được vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Ngoài ra, chị em có thể nắm được cách chăm sóc vết khâu để mau hồi phục.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *