Phần lớn máy bay chiến đấu tốc độ nhanh nhất đều đã được cho nghỉ hưu hoặc thay thế bằng những máy bay tàng hình hiện đại hơn.

Đang xem: Các loại máy bay chiến đấu

*

Lockheed SR-71 Blackbird (4.023 km/h): Đây không phải là máy bay chiến đấu, nhưng nó vẫn là chiếc máy bay quân sự nhanh nhất. Lockheed SR-71 Blackbird – biệt danh “hắc điểu”, là máy bay trinh sát chiến lược tầm xa, tầm cao được phát triển từ những năm 1960. Nó được đưa vào sử dụng trong Không quân Mỹ và NASA. Ảnh: Airandspace.

*

Chỉ có 32 chiếc Lockheed SR-71 Blackbird được sản xuất và tất cả đều đã được cho “nghỉ hưu”. SR-71 được chế tạo bằng Titan, một kim loại rất khó gia công, đắt và hiếm. Dù không có chiếc nào bị tiêu diệt do hỏa lực đối phương, SR-71 lại bị nhiều chỉ trích vì thiếu an toàn và tỷ lệ tai nạn rất cao của nó, với 12 trong số 32 chiếc gặp sự cố và rơi khi đang hoạt động. Ảnh: NASA.

*

Mikoyan MiG-25 Foxbat và MiG-31 Foxhound (3.057 km/h): MiG-25 được Liên Xô phát triển từ những năm 1960 và là một trong những máy bay quân sự nhanh nhất thế giới từng được đưa vào biên chế. Ngày nay, hầu hết MiG-25 Foxbat đã được cho “nghỉ hưu” và thay thế bằng MiG-31. Ảnh: Migflug.

*

Trong khi đó, MiG-31 là mẫu chiến đấu cơ phát triển dựa trên MiG-25. Nó cũng nằm trong số những chiếc máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới và được dự kiến phục vụ trong Không quân Nga cho đến năm 2030. Ảnh: WPC.

*

McDonnell Douglas F-15 Eagle (2.655 km/h): Ngoài F-22 Raptor thế hệ thứ 5 siêu tiên tiến, F-15 Eagle cũng là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không của Không quân Mỹ. Dù là mẫu máy bay đời cũ hơn nhiều so với F-22, F-15 có ưu thế là rẻ hơn và vẫn được sản xuất cho đến ngày nay. Ảnh: Samuel Rogers.

*

Tốc độ tối đa của F-15 Eagle là 2.655 km/h, nó được mệnh danh là một trong những máy bay chiến đấu hiện đại thành công nhất. F-15 Eagle đã có hơn 100 chiến thắng trước các máy bay khác mà không tổn thất gì, phần lớn trong số đó thuộc về Không quân Israel. Ảnh: Crewdaily.

*

Sukhoi Su-27 Flanker (2.575 km/h): Sukhoi Su-27 là máy bay chiến đấu siêu cơ động do Liên Xô chế tạo và được thiết kế để chống lại các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của Mỹ như F-15 Eagle và F-14 Tomcat. Ảnh: Dmitriy Pichugin.

*

Đây là máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không và hoạt động cùng với MiG-29. Trong số 680 chiếc được chế tạo, phần lớn vẫn đang phục vụ trong Không quân Nga cũng như một số lực lượng không quân khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ảnh: Jetphoto.

Xem thêm: Nơi Bán Máy Làm Sữa Đậu Nành Công Nghiệp Viễn Đông, Máy Xay Đậu Nành Công Nghiệp Viễn Đông

*

Eurofighter Typhoon (2.485 km/h): Đây là máy bay chiến đấu duy nhất do châu Âu sản xuất lọt vào danh sách này. Eurofighter Typhoon là máy bay chiến đấu đa chức năng, dù ban đầu nó được thiết kế để thực hiện vai trò chiếm ưu thế trên không. Ảnh: Aircraftfandom.

*

Ngày nay, Eurofighter Typhoon vẫn phục vụ trong lực lượng Không quân Anh, Đức, Italy và Tây Ban Nha. Đã có khoảng 571 chiếc Typhoon được sản xuất từ 2003 đến cuối năm 2020. Eurofighter Typhoon được bến đến là loại máy bay nhanh nhẹn và hiệu quả trong không chiến. Ảnh: Airliners.

*

Grumman F-14 Tomcat (2.485 km/h): F-14 Tomcat là máy bay siêu thanh cánh cụp cánh xòe, được phát triển dành cho Hải quân Mỹ. Mẫu máy bay được biến đến rộng rãi trong bộ phim Top Gun của Tom Cruise. Chúng được phát triển vào những năm 1970 và “nghỉ hưu” vào năm 2006. Có tổng cộng 712 chiếc F-14 Tomcat được sản xuất. Điều thú vị là máy bay này vẫn được Không quân Iran sử dụng cho đến ngày nay. Ảnh: Rob Tabor.

*

Vận tốc tối đa của F-14 Tomcat là 2.485 km/h, gấp đôi tốc độ siêu thanh (1.235 km/h). Hải quân Mỹ đã thay thế F-14 bằng F-18. F-14 là máy bay chiến đấu nổi tiếng nhờ đôi cánh biến đổi rất đặc biệt. Chúng được phát triển như một máy bay đánh chặn, chiếm ưu thế trên không và máy bay chiến đấu đa chức năng. Ảnh: Warbirdsnews.

*

Convair F-106 (2.455 km/h): Convair F-106 Delta Dart được phát triển cho Không quân Mỹ và là máy bay đánh chặn chủ lực trong mọi điều kiện thời tiết. Convair F-106 được giới thiệu vào năm 1960 và được sử dụng đến năm 1980 trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Avgeekery.

*

Convair F-106 được trang bị động cơ phản lực turbo J-75, tốc độ tối đa của chiến đấu cơ đánh chặn này là 2.455 km/h, tầm bay tối đa 4.300 km và tầm bay chiến đấu 2.900 km. Ảnh: Avgeekery.

*

Lockheed Martin F-22 Raptor (2.414 km/h): F-22 Raptor là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình đầu tiên trên thế giới. Chiến đấu cơ với biệt danh “chim ăn thịt” được phát triển dành riêng cho quân đội Mỹ. Nó tiên tiến đến mức Chính phủ Mỹ đã ra lệnh cấm xuất khẩu dòng máy bay này. Ảnh: Defence-blog.

Xem thêm: Máy Lọc Nước Kangaroo Rẻ, 9 Lõi, Trả Góp 0%, Cách Nhận Biết Máy Lọc Nước Kangaroo Chính Hãng

*

Lực lượng Không quân Mỹ dự định mua 750 chiếc F-22 Raptor nhưng chương trình đã bị hủy bỏ do chi phí quá cao. Cuối cùng chỉ có 187 chiếc F-22 Raptor được chế tạo và hoạt động. Dù là chiếc máy bay chiến đấu có tốc độ chậm nhất trong danh sách này (2.414 km/h), F-22 Raptor lại là chiến đấu cơ có ưu thế trên không mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Ảnh: Military Watch Magazine.

Những máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới máy bay chiến đấu nhanh nhất máy bay nhanh nhất máy bay tiêm kích máy bay Su-27

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *